Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

HÓA RA MỌI THỨ TRONG ĐỜI THẬT ĐƠN GIẢN !

Đây là bài viết trên http://www.cuocsongla.com mà anngoc copy, nhận thấy nhiều bổ ich do vậy anngoc xin giới thiệu với mọi người

HÓA RA MI TH TRONG ĐI THT ĐƠN GIN !

[[1]] Có một người vào thi để xin việc làm trong một công ty nọ, khi đi dọc hành lang đến phòng thi, anh thấy có mấy tờ giấy vụn dưới đất, liền cúi xuống nhặt lấy và bỏ vào thùng rác. Người phụ trách thi vấn đáp vô tình trông thấy từ xa, đã quyết định nhận anh ta vào làm việc cho công ty.
Hóa ra để được trọng dụng thật là đơn giản, chỉ cần tập những thói quen tốt.
[[2]] Có một cậu bé vào tập việc trong một tiệm sửa xe đạp, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư, cậu bé không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người đang học việc khác cười nhạo cậu bé đã dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, cậu bé liền được người khách nhận đưa về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao.
Hóa ra để thành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần cố gắng chịu thiệt thòi một chút…
[[3]] Có một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp !” Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹ như thế ?” Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận như mọi ngày !”
Hóa ra muốn có một vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.
[[4]] Có một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh: “Nếu quả bóng rơi vào trong đám cỏ, thì làm thế nào để tìm nó ? Một người nói: “Bắt đầu từ trung tâm đám cỏ mà tìm.” Một người khác nói: “Bắt đầu từ nơi chỗ đất trũng nhất mà tìm.” Lại một người khác nói: “Bắt đầu từ trong đám cỏ cao nhất mà tìm.” Huấn luyện viên tuyên bố đáp án chính xác nhất: “Làm từng bước một, từ đám cỏ này đến đám cỏ kia.”
Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, cứ tuần tự, từ số 1 đến số 10 không nhảy vọt là có thể được.
[[5]] Có một cửa hàng thương nghiệp đèn đuốc thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh thường dùng loại đèn nào vậy, tôi thấy rất bền, lúc nào cũng sáng, chẳng thấy chiếc bóng nào hư !?!” Người trông coi cửa hàng nói: “Đèn của chúng tôi cũng hay bị cháy lắm, chẳng qua là chúng tôi thường thay ngay bóng đèn mới khi bóng đèn cũ vừa bị hư mà thôi.”
Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản, chỉ cần thường xuyên thay đổi là được.
[[6]] Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tớ mà ở.” Con nhái ở bên đường trả lời: “Tớ đã quen rồi, hơn nữa, cũng thấy ngại, làm biếng không muốn dọn nhà.” Mấy ngày sau con nhái ở bên ruộng đi thăm con nhái ở bên đường, phát hiện nó đã bị xe chạy ngang qua cán chết rồi, xác nằm bẹp dí bên đường đi.
Hóa ra phương pháp nắm giữ vận mệnh thật đơn giản, tránh xa lười biếng là xong.
[[7]] Có một con gà con đang phá tìm cách vỏ trứng để chui ra, nó chần chừa e ngại thò đầu ra ngoài ngó nghiêng sự đời xem sao… Ngay lúc ấy có một con rùa chậm chạp lết ngang qua đó. Thế là con gà con quyết định rời khỏi cái vỏ trứng ngay lập tức, không do dự chi nữa.
Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng trầm trọng thật đơn giản, chỉ cần dẹp bỏ óc thành kiến cố chấp là có thể được.
[[8]] Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, Thượng Đế trao cho mỗi bé một cái chân đèn bằng đồng, và bảo chúng trong lúc chờ Ngài trở lại, hãy giữ cái chân đèn sao cho luôn được sáng bóng. Nhưng rồi một tuần đã trôi qua đi mà vẫn chưa thấy Thượng Đế trở lại, tất cả các em bé đã nản chí, không còn chúi bóng chân đèn của mình nữa. Một hôm, Thượng Đế đột nhiên đến thăm, chân đèn của mỗi đứa bé lười nhác đều đã đóng một lớp bụi dày, chỉ duy có em bé mà thường ngày cả bọn vẫn kêu bằng thằng ngốc, dù cho Thượng Đế chưa thấy đến, hằng ngày bé vẫn nhớ lời dặn, lau chùi cái chân đèn sáng bóng. Kết quả em bé ngốc này được trở thành thiên thần.
Hóa ra làm thiên thần thật đơn giản, chỉ cần có một tấm lòng thật thà tận tụy.
[[9]] Có một con heo nhỏ đến xin làm môn đệ của một vị thần, vị thần ấy vui vẻ chấp nhận. Lúc ấy có một con trâu nghé từ trong đám bùn lầy bước ra, toàn thân đầy lấm lem đầy bùn dơ bẩn, vị thần nói với con heo nhỏ: “Heo ơi, con hãy đến giúp con nghé tắm rửa cho sạch sẽ đi.” Con heo nhỏ trố mắt ngạc nhiên: “Con là môn đệ của thần, sao lại có thể đi phục vụ một con nghé bẩn thỉu như thế chứ ?” Vị thần bảo heo con: “Con không đi phục vụ kẻ khác, thì kẻ khác làm sao biết được con là… môn đệ của Ta ?”
Hóa ra học hành tập luyện để nên giống một vị thần thật đơn giản, chỉ cần đem lòng thành thật ra mà phục vụ là được.”
[[10]] Có một đoàn người đãi vàng đang đi trong sa mạc, ai nấy bước đi nặng nhọc, chỉ có một người bước đi cách vui vẻ, người khác hỏi: “Làm sao anh có thể vui vẻ được chứ ?” Người ấy trả lời: “Bởi vì tôi mang theo hành trang thật gọn nhẹ.”
Hóa ra sống vui vẻ thật đơn giản, có thiếu thốn chút ít đi nữa thì vẫn không sao!


Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Một trong những cách giáo dục con cái trong gia đình

Hôm nay nghỉ học, Anngoc vào mạng xem báo thấy bài trả lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu về việc giáo dục con cái trong gia đình với một phụ huynh tên Châu, Anngoc tâm đắc nên vội post để mọi người xem.
Sau đây là trích đăng nội dung phần trả lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu;

...Chuyện chăm lo cho trẻ con cũng khó ra phết đấy. Bản thân anh thì thấy có những lúc thất bại. Chán nhất là những cái mình làm sai trong việc chăm lo cho các con thì không sửa được nữa.

Không biết những vật lộn của anh trong việc giáo dục con cái có ích lợi cho ai không vì suy nghĩ ban đầu của anh hơi khác mọi người. Sau một thời gian vật lộn thì có vẻ giống mọi người hơn.

Về chuyện dạy con, anh nghiệm ra như thế này. Cái quan trọng nhất vẫn là dành thời gian cho trẻ con. Cái này anh đã không làm được với cô bé đầu, bây giờ thì đã muộn. Anh đang cố gắng làm tốt hơn với hai cô bé sau. Thứ hai là phải biết lắng nghe con trẻ nói, tôn trọng ý kiến của trẻ như ý kiến của người lớn. Thứ ba là mình vẫn phải làm bố, chứ không phải làm bạn của con.

Lúc đầu anh khá tin vào các ý tưởng, phương pháp về giáo dục. Càng ngày anh càng thấy mấy thứ đấy chỉ áp dụng được cho số lớn, không áp dụng được cho số nhỏ là mình và con cái của mình.

Cái chính vẫn là có thời gian cho con mình, biết lắng nghe và động viên con.
Cái sai lầm lớn nhất, mà bản thân anh cũng đã mắc phải, là nghĩ rằng cứ cái gì tốt cho mình, thì phải tốt cho con mình. Biêt chính xác cái gì tốt cho con mình khó ra phết.Tiềm năng của mỗi đứa trẻ rất khác nhau, để hiểu được mình cần nhiều thời gian. Cái khó nhất của người làm bố mẹ là nhận ra đâu là tiềm năng của con mình để giúp nó trở thành khả năng.

Tuy vậy có một số việc thì tốt trong mọi trường hợp. Chẳng hạn như mỗi ngày đọc cho trẻ, hoặc cùng đọc với trẻ một câu chuyện.

Nhiều người thích làm cách mạng giáo dục, cứ bắt thầy với trò là bạn, bố với con là bạn. Cái này thì cực kỳ sai lầm. Vì thực ra trò cần mình làm thầy nó, chứ không cần mình làm bạn. Con cần mình làm bố nó, chứ không cần làm bạn. Làm bạn có thể là vui hơn, nhưng trẻ con sẽ bị thiệt thòi.

Làm thầy, làm bố, theo anh, không đồng nghĩa với làm độc tài, mà là có ý thức một số ranh giới mà không thể để trẻ vượt qua vì nó có thể nguy hiểm cho thể xác hoặc cho sự phát triển của tâm hồn. Trẻ sẽ không giận nếu trong một số việc mình quyết định thay cho nó, mà có khi không giải thích được cặn kẽ. Chỉ có điều quyết định của mình phải nhất quán, không tùy tiện, nay thế này mai thế khác.

Có những chuyện không nên nói với trẻ con, điển hình là tiền. Trẻ con nhà anh chỉ hiểu sơ sơ là tiền dùng để mua các thứ đồ dùng và cần tiết kiệm tiền. Hoàn toàn không có khái niệm là phải đi làm để kiến tiền. Hôm nọ một cô bé nhà anh làm kiểm tra toán, có một bài không làm được vì không hiểu đầu bài. Về nhà anh mới hỏi: “Con không hiểu cái gì?”. Cô bé mới nói: “Con không biết salary là cái gì.”. Một cô bé khác nhà anh, được bố đưa ra công viên chơi. Anh hỏi cô bé thích chơi trò gì. Cô bé này nói trò gì cũng được, miễn là không tốn tiền. Cô này ky bo giống hệt bố. Biết tiết kiệm chính là cách tốt nhất để không bị lệ thuộc vào đồng tiền. Có thì tốt, không có thì thôi.

Anh cố gắng lắng nghe các con. Có lần một cô con gái nhà anh nói với bố như thế này: “Bố không quan tâm đến bọn con, bố chỉ quan tâm đến môn toán của bố”. Trẻ con có ưu điểm luôn nói thật. Câu đấy có tính cảnh tỉnh cho bố Châu ra phết. Câu mà con gái anh nói ra thì hơi oan cho bố Châu, nhưng anh nghĩ là đối với cô bé đầu, thì anh có khuyết điểm thật. Khi cô bé này còn nhỏ thì anh còn trẻ quá, đầu óc bị cuốn hút vào cái Bổ Đề. Bây giờ anh muốn chuyện trò với cô bé ấy nhiều hơn thì không còn nhiều cơ hội nữa.”

Tôi vẫn tò mò về ảnh hưởng của môi trường và xã hội đến việc giáo dục con cái, nên đến đây tôi lại chen vào hỏi thêm: “Anh có nói với em một lần: mình không thể làm thay xã hội được. Nhưng ở khía cạnh giáo dục con, đôi khi xã hội lại làm thay việc của bố mẹ. Xã hội hiểu theo nghĩa gần gũi. Có thể là cộng đồng, nhà trường, bạn bè của các con. Có thể chính là báo chí, truyền hình, … Anh thấy khía cạnh này có gì thuận hoặc nghịch với mong muốn của phụ huynh không? Nhất là khi bố mẹ bận việc mưu sinh, hoặc đơn giản là gia đình phải dịch chuyển quá nhiều.

“Anh cũng đồng ý với em về vai trò của xã hội, theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, trong việc giáo dục của trẻ con. Bạn bè thân gặp nhau cũng là một dịp để trẻ con chơi với nhau, chơi với nhau để khỏi phải chơi với cái máy tính. Trẻ con luôn cần một mẫu hình để noi theo. Có bạn mình cũng dễ giải thích cho trẻ con hơn, bạn này làm như thế này là không hay, tại sao, bạn này làm như thế này là đúng, tại sao.

Xã hội phương tây cũng có nhiều cái buồn cười. Khi ở nước mình mọi người vẫn thường chỉ nghĩ nghĩa vụ chính của bố mẹ là kiếm đủ tiền cho con đi học, với mấy ông bà tây thì nghĩa vụ này bao hàm cả nhiều thứ hơn. Anh có mấy ông bạn già tâm sự rằng điểm lại hầu hết bạn bè của ông bà ấy là bố mẹ của bạn con. Có nghĩa là ngay hoạt động xã hội của người ta cũng hoàn toàn bị chi phối bởi trẻ con. Cái này thì anh thấy cũng hay, nhưng mà chịu, mình không theo được.

Mọi người hay nói đến chuyện học “làm người” với nghĩa nôm na là học cách ứng xử trong cuộc sống. Theo anh chính gia đình, và cái cộng đồng nho nhỏ những người thân phải đảm bảo vai trò dạy cho trẻ con cách ứng xử trong cuộc sống. Nhiều người muốn đẩy cái vai trò này sang cho nhà trường, nhưng nhà trường làm thế nào mà đảm nhiệm được vai trò đó. Về cơ bản, thây cô giáo chỉ có cái bảng đen và mấy quyển sách, nên nếu có dạy làm người thì chỉ có thể dạy làm người trên phương diện lý thuyết. Bố mẹ và những người thân có nhiều cơ hội hơn để dạy cho trẻ con cách ứng xử đúng trong xã hội, tất nhiên điều đó cũng có nghĩa là người làm bố làm mẹ phải biết gương mẫu rồi. Anh quen một bạn làm doanh nghiệp, cũng hay kêu ca nhà trường không dạy được cho con bạn ấy cách sống, vừa kêu ca vừa đồng thời tiện tay vứt rác qua cửa xe hơi.

Nếu nhà trường đảm nhiệm tốt nhiệm vụ cơ bản của nó là dạy chữ là chúng ta đã nên mừng rồi.

Ngày xưa, ông ngoại anh có tham gia Hướng đạo sinh. Giai đoạn hướng đạo sinh đã để lại một dấu ấn không phai nhạt trong tính cách của ông. Ở trường mấy đứa con anh học, có chương trình phục vụ cộng đồng. Mỗi tuần cô bé lớn phải đến một cơ sở để chuản bị đồ ăn và bưng bê phục vụ những người nghèo nhất trong xã hội. Tuy là anh cũng hơi lo khi con phải đến một khu vực hơi kém về an ninh, nhưng anh thấy là nó học được rất nhiều trong việc đi phục vụ người khác. Ở nước mình bây giờ, hình như Đoàn thanh niên có độc quyền trong những hoạt động xã hội như vậy. Độc quyền cũng không làm sao nếu Đoàn thanh niên thực hiện tốt được nhiệm vụ xã hội đó.”

Các hoạt động kiểu hướng đạo đã quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh rồi anh ạ, nhưng có vẻ như chính quyền thành phố không khuyến khích lắm. Mặc dù vậy, các hoạt động này thu hút được rất đông trẻ em. Ở công viên Tao Đàn chẳng hạn, cuối tuần đông nghịt các nhóm sinh hoạt kiểu hướng đạo. Em nghĩ hướng đạo không chỉ giúp trẻ em tham gia hoạt động xã hội, hiểu xã hội từ những góc khác, mà còn giúp các em có các kỹ năng để sống (và sau này làm việc) hiệu quả hơn. Anh chắc chắn là chưa tham gia các hoạt động hướng đạo bao giờ rồi. Vậy khi các cô bé nhà anh tham gia hoạt động cộng đồng trở về, anh có học được gì từ cô bé ấy không?

Phong trào hướng đạo đã đóng một vai trò không nhỏ trong lịch sử đấu tranh giành độc lâp. Những con người xuất sắc như Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu khởi điểm là những người anh cả của hướng đạo sinh. Rất nhiều người bình thường khác, chẳng hạn như ông ngoại anh, sau khi làm hướng đạo, đã đi kháng chiến. Anh không rõ là thái độ của chính quyền thành phố với phong trào hướng đạo như thế nào nhưng đặc điểm chung của những người sợ ma là nhìn đâu cũng thấy ma và thích kể chuyện ma.

Những hoạt động tập thể như đi cắm trại, đi bộ, đi xe đạp việt dã, tham gia hoạt động xã hội một cách có tổ chức, có lẽ là cách giáo dục tốt nhất về các kỹ năng sống cho các em. Tuổi vị thành niên là cái tuổi người ta bắt đầu có ý thức về bản thân mình, nên rất say sưa tìm hiểu cái bản thân mình. Vì thế mà khả năng giao tiếp xã hội có phần kém đi so với các em bé cấp một, cấp hai : đấy là cái tuổi nửa ông nửa thằng. Những ai không thích thì mình cũng không nên ép, nhưng anh nghĩ, phần đông các em thích các hoạt động tập thể nếu nó không đi kèm với quá nhiều tiết mục giáo điều. Hồi đi học cuối cấp hai, có lần anh với một cậu bạn, tổ chức cho lớp đi cắm trại chùa Hương. Vì chỉ đủ tiền để thuê xe bus, không có tiền để đi đò, lúc lên đến nơi phải nhờ mấy đứa trẻ con thổ dân dẫn đi lội ruộng trước thăm chùa sau.

Anh thấy trẻ con có khả năng thích ứng nhanh thật. Ở chỗ phục vụ cộng đồng, cô bé lớn nhà anh vừa bưng đồ ăn cho mấy ông bà tây đen to béo, lại còn vừa cười đùa vui vẻ. Anh rất muốn học được cái khả năng đó từ cô bé lớn, nhưng khó quá. Mình quen là nói gì cũng phải nghĩ rồi, nên nhiều lúc cần nói dăm ba chuyện vui vẻ cho những người xung quanh ấm lòng thì không làm được một cách tự nhiên nữa.

Theo như anh nói thì có vẻ như anh đã mất bớt thiện cảm với các phương pháp giáo dục, cụ thể ở đây là phương pháp giáo dục con cái. Em nghĩ giáo dục thì chỉ nên có triết lý, và triết lý này cũng chỉ nên ẩn đằng sau, thay vì có phương pháp cụ thể. Một số nguyên tắc kinh nghiệm mà anh đề cập ở trên, có thể hiểu như là triết lý ẩn đằng sau “sự nghiệp” giáo dục con cái của riêng anh. Nhưng ở phần đào tạo, em nghĩ là cần phương pháp chứ nhỉ? Khi anh kèm một cô bé nhà anh học bài hoặc học làm một việc gì đó, hẳn anh phải có một phương pháp cụ thể, dù rằng phương pháp này rất linh hoạt. Cũng như anh lên giảng đường, truyền tải một bài học đến sinh viên, hẳn anh cũng có một phương pháp để đào tạo học trò của anh giỏi như thầy. Nếu có những phương pháp như vậy, anh kết nối các nguyên tắc (triết lý) giáo dục của anh vào phương pháp thế nào để nhuần nhuyễn?

Anh rất mê tín phương pháp. Học cái gì cũng phải có phương pháp, chứ không thể học kiểu lãng tử được. Chẳng hạn như Cẩm-Sa viết văn giỏi rồi thì không cần nhớ cấu trúc mở bài, thân bài, kết luận nữa. Nhưng trẻ con thì cần phài được gò vào cái khuôn đó. Sau đó thì mới có như cầu nổi loạn, phá cách. Trước hết phải có cách thì mới có cái mà phá, chứ ngày từ đầu mà đã hỗn mang thì mức độ sáng tạo sẽ rất vừa phải.

Trước khi vẽ người thành khối vuông, ông Picasso đã hình họa rất đúng tỉ lệ. Nhiều người bây giờ cứ tương là tự do sáng tạo là vẽ lung tung, muốn vẽ gì thì vẽ. Anh Trần Trọng Vũ nói với anh là nhiều người bây giờ học Beaux-arts mà vẽ không đúng tỉ lệ.

Phương pháp viết văn là cái riêng của Cẩm-Sa. Phương pháp hội họa là cái riêng của họa sỹ. Toán, lý cũng như thế. Anh cảm thấy lo ngại với các triết lý giáo dục khi người ta muốn lấy nó làm tiền đề mà từ đó suy ra các phương pháp. Theo ý kiến riêng của anh, các triết lý chung chỉ nên dừng ở mức là bảo mình không nên làm gì, chứ không nên bảo mình phải làm gì và phải làm như thế nào.