Năm mới anngoc chúc mọi người vạn sự như ý,
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012
Tự truyện- Bài học nhớ đời
Năm 1969, tôi quyết định chuyển trường về
học ở Trường Trung hoc tư thục Phù sa Đồng Nai, một ngôi trường mới mở, gần nhà
hơn Trường Trung học tư thục Quốc Toản (năm 1968-1969 tôi đã học thêm tại THTT
Quốc Toản), nhưng vẫn xa hơn Trường Trung học Mạc Đỉnh Chi.
Sở dĩ tôi quyết định chuyển
trường, vì nhận thấy kiến thức đủ đảm bảo cho việc học nhảy lớp,bỏ qua lớp đệ
tứ (lớp 9/12) để học lớp đệ tam, khi
chuyển trường tôi đã thuyết phục cha tôi về việc học nhảy lớp, lúc đầu cha
không đồng ý, vì Mạc Đỉnh Chi là ngôi trường công lập, học không phải đóng
tiền, còn về ngôi trường tư thục hàng tháng phải đóng tiền, mà nhà không giàu
có, tuy nhiên với sự phân tích, lợi hại, cha đồng ý, từ đó tôi rời bỏ mái
trường Mạc Đỉnh Chi thân yêu, nơi có bạn bè cùng trang lứa, về học tập nợi mới,
kiến thức về toán học tôi vượt qua các bạn bè cùng lớp, song về ngoại ngữ có
phần yếu kém, nhất là môn sinh ngữ 2, Pháp văn, tôi thường không quan tâm đến,
tập trung vào sinh ngữ 1, Anh văn, song ngay cả Anh văn cũng chú tâm vào ngữ
vựng, để dịch Anh Việt, chứ không đáp ứng cú pháp, văn phạm, và đây cũng là lỗi
lầm nghiêm trọng trong kỳ thi Tú tài phần hai, khi dịch từ skin grape, không
dịch là vỏ nho, mà cho rằng đề in không chính xác, tự dịch là da người, bài
dịch đã làm mất 1/2 số điểm quy định, mặc dù tất cả đều đúng trừ từ skin grape.
Bây giờ vào trọng tâm về
việc mất xe, đây là bài học đầu tiên, cũng là bài học nhớ đời,
Một hôm tôi không nhớ ngày
tháng, chỉ biết vào giờ Anh
văn của Thầy Lữ Phúc Ánh, do
có việc đột xuất nên Thầy
không vào lớp dạy, cả lớp được nghĩ, thay vì về nhà tôi lại tụ tập với nhóm bạn
học ở ngôi trường Quốc Toản, đi Mỹ Tho chơi, trên đường đi do bị ép xe nên
tôi té ngã, song may mắn, chỉ bị xây sát ngoài da. Bọn chúng đã toa rập bảo tôi
giao xe cho một người trong nhóm cầm lái để tiếp tục đến Mỹ Tho, sau khi giao xe, bọn
chúng tìm cách bỏ trốn, đến khi đó tôi mới biết mình bị gạt, mất chiếc xe honda, tôi rất
sợ, vì cha tôi rất nghiêm khắc, tuy nhiên tôi quyết định về để chịu tội.
Ngày thường cha hay la
mắng, đôi khi roi vọt, khi tôi làm sai, song đối với sự kiện trên cha ôn tồn,
phân tích, an ủi, không la mắng hay đánh đập, qua sự việc trên tôi ân hận mãi, và cũng từ đó
tôi quyết định, lựa bạn mà chơi, chuyên tâm học tập
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Tự truyện- Kỷ niệm tuổi học trò
Đầu tiên xin được khái niệm về tuổi học trò. Tuổi học trò,
tuổi của mộng mơ, tuổi của nghịch phá.
Học trò thì được xem là những học sinh trung học đệ nhất
cấp ( cấp 2, nay gọi là trung học cơ sở), đệ nhị cấp ( cấp 3, nay là
trung học phổ thông ); những học sinh tiểu học cũng như sinh viên đại học không được xem là học trò
; mặc dù họ vẫn là học trò, vì theo cá nhân tôi từ câu nói " nhất quỷ, nhì
ma, thứ ba học trò", ta suy ra chỉ có học sinh trung học mới được xem là
học trò, vì nói đến học trò không thể không nói đến sự nghịch phá,
"học trò phá như quỷ mà"; Học sinh tiểu học không có sự nghịch phá đúng nghĩa; chỉ có
khóc vào ngày tựu trường!; Sinh viên thì trầm tỉnh, là người lớn rồi nên cũng
không nghịch phá, chỉ có tham gia biểu tình, chống lại bất công thôi; do vậy
chỉ còn học sinh trung học mới nghịch phá, bôi bẩn tường, xì lốp xe giám thị,
để mắt mèo, trét chewing dưới ghế ngồi của thầy cô... ;
Tác giả mong các bạn chấp nhận tuổi học trò chỉ nằm trong
phạm vi những học sinh trung học thôi nhé; tạm chấp nhận định đề này vậy, như
xưa kia chúng ta đã chấp nhận định đề Eulide vậy...
Nảy giờ lan man về khái niệm, nay vào chủ đề chính thức.
Nói về kỷ niệm thời đi học thì nhiều nhưng để gây ấn tượng
thì chỉ có vài kỷ niệm đáng nhớ mà thôi, nhất là kỷ niệm tuổi học trò của tôi
lại ít ỏi, vì thời đó tôi ham học mà, chính vì sự ham học, không đua đòi nên
tôi may mắn kết thân với ca sĩ tuổi học trò, được cô nàng quý mến; chẳng là do
chăm học, môn sở trường là tóan học, tôi luôn luôn có những lời giải hay,
ngắn gọn, luôn sưu tập những bài tóan đố vui, những bài giải trên sách tóan nên
được các bạn nữ chiếu cố quan tâm, chẳng giấu gì đa số bạn nữ trong lớp tôi học
ngọai ngữ, văn học và các môn học bài thì giỏi, nhưng tóan thì không xuất sắc,
không nói là đa số trung bình, vì vậy tôi luôn là điểm nhắm của các bạn, thêm
vào đó tính hiền, hiền nhưng không từ, không là ông từ, ông bụt à nhé, các bạn
đừng lầm tưởng tôi " hiền từ", chỉ hiền thôi, tôi cũng biết lợi
dụng ưu thế đề làm quen các bạn nữ mà tôi ưa thích.
Trong lớp có bạn HM, ban ngày là học sinh nhưng ban đêm vào
hát ở các phòng trà ca nhạc, bạn ấy nổi tiếng, chả nói gì cũng là ca sĩ lại là
học trò ruột của Nhạc sĩ Nguyễn Ánh Chín nữa; nhưng ca sĩ thường hát hay,
thì khó lòng học giỏi, vì vậy tôi
đã lợi dụng ưu điểm trên , (ưu điểm của tôi, nhược điểm của nàng ) để tấn
công, giành giựt với các bạn trai và kết quả là thắng cuộc. Nói nhỏ nhé, thắng
cuộc không phải vì nàng mê tôi giỏi tóan đâu mà do các bạn trai trêu chọc bạn
HM về buổi học đi trể , hấp tấp quên trang điểm, áo quần không tươm tất,
"quên cài cửa sổ ", bị các bạn trai trêu chọc:" để cho nó
mát", làm bạn mắc cở, phải nghĩ học
vài ngày, khóc sưng húp đấy, lạ quá phải không, ca sĩ thì dạn dĩ mà khóc vì bị
trêu chọc khó tin, nhưng đó là sự thật. Lợi dụng thời điểm này, tôi với sự nhạy
bén của nhà tóan học, nhà tóan học tuổi học trò, nhà tóan học tự phong, không
châm chọc mà an ủi, vì vậy đã được lòng, để rồi từ đó tôi cùng
bạn HM tâm đầu ý hợp ( không phải để rồi từ đó tôi yêu em
đâu nhé , mặc dù cũng muốn yêu, nhưng sợ bị từ chối ) trong việc
trao đổi bài giải môn Tóan và bài nhạc ưa thích, tôi giải hộ tóan, bạn hát cho
tôi nghe những ca khúc mới.
Vào những ngày cuối của năm học đệ tứ ( lớp 9/12) nhà
trường đã tổ chức chuyến du khảo ở Vũng Tàu, trong không khí sôi động của đêm
lữa trại bạn ấy đã lên hát cho mọi người nghe, trong đó có bản nhạc tặng riêng
cho tôi, điều này làm các bạn trai tức tối, cho rằng tôi cạnh tranh không lành
mạnh, lợi dụng học hành để tán tỉnh, nhưng biết làm sao, phải lợi dụng ưu thế
chứ phải không các bạn.
Tự truyện- Kỷ niệm thời học sinh tiểu học
Tôi nhớ man mán không lầm thì ngày đầu tiên đi học, như bao
bài văn tả cảnh tựu trường,cảnh học sinh được mẹ dẫn đến trường, thầy cô
đưa vào lớp,cảnh tiếng trống trường báo hiệu giờ nhập học, giờ ra chơi đã trở
thành thông lệ, và đó cũng là một trong những bài văn mẫu mà học sinh lớp nhất
phải thuộc ( lớp 5 hiện nay);
Duy đối với tôi hơi khác,cha tôi mới là người đưa tôi đi
học,với chiếc xe đạp Peugout của Pháp cha đã chở tôi đến trường,ông chờ tôi vào
lớp hẳn mới quay về mặc dù trường gần nhà, nhưng việc đưa đón chỉ diễn ra trong
thời gian ngắn của những ngày đầu năm học, còn sau đó tôi với các bạn học cùng
xóm tự đi về, khác với bây giờ đa số cha mẹ đưa đón con hết thời gian học tiểu
học , như các con tôi mãi đến lớp 8 tôi cũng không cho cháu tự đi đến trường
,vẫn đón đưa, như thế không có nghĩa là cha mẹ thời xa xưa không chăm sóc
kỷ con cái, mà sự quản lý học sinh và phương pháp giáo dục nhà trường,môi
trường giao tiếp của xã hội thời ấy tốt hơn nhiều so với bây giờ, chính
vì vậy đa số cha mẹ yên tâm khi giao phó con mình cho nhà trường, còn hiện nay
nếu lơ là, không kết hợp với nhà trường con cái dễ hư hỏng;
Thời ấy những giờ giáo dục công dân rất thiết thực, ngay từ
lớp năm ( nay là lớp 1 ) thầy cô đã dạy chúng tôi biết lễ phép,biết vâng lời
cha mẹ, biết thực hành các việc làm giúp ích ông bà,cha mẹ để tỏ lòng hiếu
thảo,những bài học nhường nhịn người lớn tuổi, giúp đỡ người neo đơn luôn là
điểm chính của môn giáo dục công dân bậc tiểu học, còn hiện nay khi cuộc sống
bị tha hóa, môn giáo dục bậc tiểu học chưa thiết thực, dạy những điều lớn lao
nhưng quên đi những điểm nhỏ nhặt,nhưng với trí óc non nớt của học sinh tiểu
học thì chỉ có những điều thiết thực diễn ra hằng ngay trong cuộc sống mới tác
động mạnh đến các em;
À quên béng đi mất,trọng tâm của bài viết là tự truyện , là
viết về những kỷ niệm vui buồn của mình cơ mà,tại sao lại miên man về
chính trị xã hội, phải quay về thôi; Trong suốt thời gian tiểu học ấn tượng
nhất của tôi không phải là ngày khai trường, mà ngày tôi bị cô phạt;
Vào năm lớp tư ( lớp 2) sau vài tuần ổn định lớp học,tôi
với tính ồn ào,hay nói chuyện trong giờ học đã bị cô Bời bắt gặp,để răn đe cô
phạt tôi phải vào ngồi chung bàn với bạn gái, chẳng những chung bàn mà còn
buộc ngồi chính giữa,chung quanh toàn là bạn nữ, và cũng vì thế việc nói
chuyện trong lớp của tôi ngưng hẳn; Cô phạt nhưng cô rất thương tôi,cô quan
tâm,chăm sóc giảng bài kỷ lưỡng phân tích điều hay lẽ phải,tác hại của việc nói
chuyện trong giờ học để tôi tiếp thu.
Xin cám ơn cô Bời nói riêng và những Thầy Cô hết lòng vì
học sinh
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
Tự truyện-Phần mở đầu
Blog
Yahoo Việt Nam chuẩn bị đóng cửa, họ có hướng dẫn cách tải về, lưu lại những
bài viết trong Yahoo Blog, song xét thấy không cần thiết, vì những bài viết tản
mạn, câu cú lượm thượm, bởi vậy anngoc quyết định chỉ sao chép và sửa
chữa lại một vài bài cần thiết, còn lại sẽ viết mới, một trong số cần ghi chép
lại là phần tự truyện.
Tự truyện về mình chủ yếu để mình xem,để bạn bè,anh
em...xem xét rút tỉa kinh nghiệm,khen cái hay,chê cái dỡ;
Sau đây là phần tự truyện của tôi;
Phần mở đầu
Tôi sinh ra vào cuối Đông năm Giáp Ngọ,
tử vi ghi tháng 11 âm lịch vào lúc 0 giờ ,nhưng theo giấy khai sinh ngày
08/8/1954 ở làng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, nay thuộc Hà
Nội; một làng quê miền Bắc, một làng nghề truyền thống, làng nghề lược ở
Hà Đông,làng tôi từ thưở xa xưa, khi chưa chia tách cùng Xã Quốc Tuấn với Làng
Nhị Khê, nơi sinh sống của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, nhà của ông
bà cha mẹ tôi ráp gianh với đền thờ Nguyễn Trãi, cũng vì điều nay mà sự may mắn
đã đến với tôi, điều may mắn này tôi sẽ kể lại ở phần sau; còn bây giờ xin tiếp
nối về gia thế;
Trong dân gian ngòai câu;"có phước
làm quan,có gan làm giàu",còn có 4 cặp M con người thành đạt,làm quan to,
phải đạt được 4 cặp M, đó là "mồ mã,may mắn,mưu mẹo và mập mờ", nói
như thế không phải ai làm quan to, cũng phải mập mờ,có nhiều người quan điểm
chính kiến rõ ràng,dứt khóat cũng là quan phụ mẫu chi dân vậy,quan to mà có
tiêu chuẩn mập mờ thì hơi nguy hiểm,nhưng mập mờ lại dễ làm quan to;
Về mồ mã, Tổ tiên của tôi có lẽ
chôn ở vùng đất không tốt, nhưng cũng không xấu cho lắm vì ông nội thuở sinh
thời được mọi người trong làng vọng trọng,tương truyền ông được Tổng đốc Hà
Đông thương mến, được Thiếu phủ Hà Đông xem như người trong gia tộc,cánh tay
đắt lực của Thiếu phủ, song không rõ vì sao, ông không làm việc cho Thiếu phủ
Hà Đông mà quay về làng làm Lý trưởng,với vai trò này ông nội tôi đã giúp và
làm hại người anh họ của tôi, giúp anh họ vào làm Hương chức hội tề để sau này
bị đấu tố oan, việc đấu tố oan trong khi người anh họ bí mật tham gia giúp đỡ
Cách mạng, không làm điều gì xấu,ngược với luân thường đạo ,không nhũng
nhiễu hạch sách nhân dân; ông nội tôi cũng thế, Ngừơi giúp đỡ dân làng,chống
cường hào ác bá,vì thế nhà nghèo, ở quê mà không có ruộng đất chỉ có ngôi nhà
lá đơn xơ.
Nội tôi là người chung thủy, bà nội chết
khi cha tôi còn nhỏ,ông ở vậy nuôi cha tôi khôn lớn,n ội tôi nghiêm khắc nhưng
rất mực thương người, ngược với cha tôi phong lưu,bay bướm.
Cha tôi thợ lược lành nghề, ngòai nghề
cưa xẽ lược, cha tôi còn có khả năng xẽ ngà voi,làm tiền giả ( giả tiền Đông
Dương,không làm giả tiền Cách mạng ), với trình độ điêu luyện ông việc cưa xẽ
chi tiết,giảm hao hụt, tiết kiệm,không làm hư hỏng vật bị cưa xẽ,điều này giúp
ông có tiền chi tiêu thỏai mãi,và cũng vì thế ông là người thợ "tài
hoa,phong nhã", ông nhiều vợ, nhiều người tình, ông thường tham dự các
kiểu vui chơi, bài bạc, đi hát ả đào.....và cũng do tính phong lưu ông
theo vợ nhỏ ra Hải Phòng chuẩn bị di cư vào Nam, bỏ mẹ con tôi ở quê nhà, trong
thời gian chờ chuyến tàu, nội tôi hay được vội vả thông báo cho mẹ tôi, bà khóc
lóc,chia tay với ông bà ngọai để cùng nội tôi ra Hải Phòng khuyên nhủ cha tôi;
nhưng cha tôi kiên quyết bỏ quê hương vào Sài gòn, với tình thế chẳng đặng
đừng, nội tôi phải đưa mẹ con tôi theo cha di cư vào Nam, theo lời kể của những
người di cư cùng chuyến thì đòan ngừơi di cư đem theo nhưng dụng cụ sinh
họat,công cụ sản xuất của mình, một số người đem theo từng viên gạch, nồi
niêu,xoong chảo...mẹ tôi do có con còn nhỏ,( chả là bấy giờ tôi mới vài tháng
tuổi thôi mà ),chính quyền Pháp thuộc đã ưu tiên cung cấp ít sữa nhằm mục đích
tuyên truyền, nhưng khi vào Nam cha tôi không định cư theo khu vực tập
trung của Chính quyền Saigòn mà tạm lánh ở khu Cống Quỳnh,nơi tập
trung của những người cùng quê vào trước 1945,nơi đây có nhà của dì tôi, (người
em của vợ nhỏ cha tôi ), người che giấu Phó Ban Tổ chức Thành ủy và là cơ sở
của Ban Tổ chức Thành ủy Sàigòn Gia Định, nghe nói khu vực này cũng là nơi mà
Tổng bí thư Lê Duẫn cư ngụ trong thời gian họat động bí mật.
Ngược lại mẹ tôi, người đàn bà, chịu
thương chịu khó, cam phận đúng như ngừời phụ nữ, người vợ thời phong kiến, phụ
thuộc vào chồng, mặc dù bà cũng có tay nghề làm lược.
Cũng có lẽ mồ mã như thế mà tôi suốt
thời gian dài từ trước đến nay lận đận trên đường công danh, ngay từ thuở 23
tuổi đã làm Đội phó Quản lý thị trường TP mà bây giờ gần về già vẫn là một quan
chức quèn,nhưng thôi con người có số cả, giày dép còn có số cơ mà..(Hi..Hi..);
số phận thể hiện ở nơi chôn cất,mồ mã tổ tiên,như một trong 4 cặp M,cặp mồ
mã. Lận đận, nhưng tinh thần thỏai mái,không bận tâm lo nghĩ, như Nguyễn
Công Trứ viết:
" Ngày hai bữa vổ bụng rau
bình bịch.
Người quân tử ăn chẳng cần
no" .
Sau khi vào Saigòn được vài năm ,cha tôi
cùng gia đình chọn khu vực Chợ Lớn để sinh sống, đây cũng là nơi tôi trưởng
thành và sinh sống đến bây giờ.
Vào Saigòn trong giai đọan đầu dưới sự
giúp đỡ của những người đồng hương, cha tôi và những người cùng quê,di cư vào
năm 1954 đã đòan kết tạo lập,và sinh sống bằng nghề thủ công của chính
mình,nhưng đa phần nguyên vật liệu mua chịu hoặc làm gia công cho chủ người
Hoa,nhưng tinh thần thương yêu,tương trợ Hoa Việt hình thành,tôi và con ông chủ
người Hoa,sau này cùng vào Đại học.
Cha tôi với tính phóng khóang,vẫn như
xưa, bài bạc,yêu đương phóng khóang đến nổi người vợ nhỏ của ông phải khóc
lóc,giận dỗi,tôi còn nhớ có lần cha tôi đuổi ngừơi vợ nhỏ của ông ra khỏi
nhà,tôi phải khóc lóc xin cho bà ở lại, nếu không tôi sẽ đi theo bà, vì bà
cũng rất thương tôi,chăm sóc tôi như con ruột, tôi vẫn gọi bà bằng mẹ,
Thời thơ ấu của tôi ở vùng ngọai ô
Saìgon,vùng Chợ Lớn, thi thỏang mới thấy được xe taxi đi ngang qua nhà, còn đa
phần di chuyển bằng xe ngựa hoặc xe đạp.
Vào những ngày cuối tháng nội tôi đưa
tôi về Gia Định, Bà Chiểu thăm Bác Hải, người con đỡ đầu của nội,Bác Hải là nhà
doanh nghiệp kinh doanh gổ và đồ chơi của trẻ em bằng gổ, tôi cũng được vài món
quà như bầy vịt gỗ....
Khi lên bảy tuổi tôi vào học trường tiểu
học Phú Lâm, nhưng do giọng nói vẫn còn âm hưởng miền Bắc nên thường bị trêu
chọc, thế là chúng tôi chỏang nhau, nhưng trẻ con dễ làm lành
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)