Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Tự truyện-Phần mở đầu


Blog Yahoo Việt Nam chuẩn bị đóng cửa, họ có hướng dẫn cách tải về, lưu lại những bài viết trong Yahoo Blog, song xét thấy không cần thiết, vì những bài viết tản mạn, câu cú lượm thượm, bởi vậy  anngoc quyết định chỉ sao chép và sửa chữa lại một vài bài cần thiết, còn lại sẽ viết mới, một trong số cần ghi chép lại là phần tự truyện.
Tự truyện về mình chủ yếu để mình xem,để bạn bè,anh em...xem xét rút tỉa kinh nghiệm,khen cái hay,chê cái dỡ;

Sau đây là phần tự truyện của tôi;


 Phần mở đầu


Tôi sinh ra vào cuối Đông năm Giáp Ngọ, tử vi ghi tháng 11 âm lịch vào lúc 0 giờ ,nhưng theo giấy khai sinh ngày 08/8/1954 ở làng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, nay thuộc Hà Nội;  một làng quê miền Bắc, một làng nghề truyền thống, làng nghề lược ở Hà Đông,làng tôi từ thưở xa xưa, khi chưa chia tách cùng Xã Quốc Tuấn với Làng Nhị Khê, nơi sinh sống của  vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, nhà của ông bà cha mẹ tôi ráp gianh với đền thờ Nguyễn Trãi, cũng vì điều nay mà sự may mắn đã đến với tôi, điều may mắn này tôi sẽ kể lại ở phần sau; còn bây giờ xin tiếp nối về gia thế;

Trong dân gian ngòai câu;"có phước làm quan,có gan làm giàu",còn có 4 cặp M con người thành đạt,làm quan to, phải đạt được 4 cặp M, đó là "mồ mã,may mắn,mưu mẹo và mập mờ", nói như thế không phải ai làm quan to, cũng phải mập mờ,có nhiều người quan điểm chính kiến rõ ràng,dứt khóat cũng là quan phụ mẫu chi dân vậy,quan to mà có tiêu chuẩn mập mờ thì hơi nguy hiểm,nhưng mập mờ lại dễ làm quan to;

Về mồ mã, Tổ tiên của  tôi có lẽ chôn ở vùng đất không tốt, nhưng cũng không xấu cho lắm vì ông nội thuở sinh thời được mọi người trong làng vọng trọng,tương truyền ông được Tổng đốc Hà Đông thương mến, được Thiếu phủ Hà Đông xem như người trong gia tộc,cánh tay đắt lực của Thiếu phủ, song không rõ vì sao, ông không làm việc cho Thiếu phủ Hà Đông mà quay về làng làm Lý trưởng,với vai trò này ông nội tôi đã giúp và làm hại người anh họ của tôi, giúp anh họ vào làm Hương chức hội tề để sau này bị đấu tố oan, việc đấu tố oan trong khi người anh họ bí mật tham gia giúp đỡ Cách mạng, không làm điều gì xấu,ngược với luân thường đạo  ,không nhũng nhiễu hạch sách nhân dân; ông nội tôi cũng thế, Ngừơi giúp đỡ dân làng,chống cường hào ác bá,vì thế nhà nghèo, ở quê mà không có ruộng đất chỉ có ngôi nhà lá đơn xơ. 
Nội tôi là người chung thủy, bà nội chết khi cha tôi còn nhỏ,ông ở vậy nuôi cha tôi khôn lớn,n ội tôi nghiêm khắc nhưng rất mực thương người, ngược với cha tôi phong lưu,bay bướm.

Cha tôi thợ lược lành nghề, ngòai nghề cưa xẽ lược, cha tôi còn có khả năng xẽ ngà voi,làm tiền giả ( giả tiền Đông Dương,không làm giả tiền Cách mạng ), với trình độ điêu luyện ông việc cưa xẽ chi tiết,giảm hao hụt, tiết kiệm,không làm hư hỏng vật bị cưa xẽ,điều này giúp ông có tiền chi tiêu thỏai mãi,và cũng vì thế ông là người thợ "tài hoa,phong nhã", ông nhiều vợ, nhiều người tình, ông thường tham dự các kiểu vui chơi, bài bạc, đi hát ả đào.....và cũng do tính phong lưu  ông theo vợ nhỏ ra Hải Phòng chuẩn bị di cư vào Nam, bỏ mẹ con tôi ở quê nhà, trong thời gian chờ chuyến tàu, nội tôi hay được vội vả thông báo cho mẹ tôi, bà khóc lóc,chia tay với ông bà ngọai để cùng nội tôi ra Hải Phòng khuyên nhủ cha tôi; nhưng cha tôi kiên quyết bỏ quê hương vào Sài gòn, với tình thế chẳng đặng đừng, nội tôi phải đưa mẹ con tôi theo cha di cư vào Nam, theo lời kể của những người di cư cùng chuyến thì đòan ngừơi di cư đem theo nhưng dụng cụ sinh họat,công cụ sản xuất của mình, một số người đem theo từng viên gạch, nồi niêu,xoong chảo...mẹ tôi do có con còn nhỏ,( chả là bấy giờ tôi mới vài tháng tuổi thôi mà ),chính quyền Pháp thuộc đã ưu tiên cung cấp ít sữa nhằm mục đích tuyên truyền, nhưng khi vào Nam cha tôi không  định cư theo khu vực tập trung  của Chính quyền Saigòn mà tạm lánh ở  khu Cống Quỳnh,nơi tập trung của những người cùng quê vào trước 1945,nơi đây có nhà của dì tôi, (người em của vợ nhỏ cha tôi ), người che giấu Phó Ban Tổ chức Thành ủy và là cơ sở của Ban Tổ chức Thành ủy Sàigòn Gia Định, nghe nói khu vực này cũng là nơi mà Tổng bí thư Lê Duẫn cư ngụ trong thời gian họat động bí mật.

Ngược lại mẹ tôi, người đàn bà, chịu thương chịu khó, cam phận đúng như ngừời phụ nữ, người vợ thời phong kiến, phụ thuộc vào chồng, mặc dù bà cũng có tay nghề làm lược.
Cũng có lẽ mồ mã như thế mà tôi suốt thời gian dài từ trước đến nay lận đận trên đường công danh, ngay từ thuở 23 tuổi đã làm Đội phó Quản lý thị trường TP mà bây giờ gần về già vẫn là một quan chức quèn,nhưng thôi con người có số cả, giày dép còn có số cơ mà..(Hi..Hi..); số phận thể hiện ở nơi chôn cất,mồ mã tổ tiên,như một trong 4 cặp M,cặp mồ mã. Lận đận, nhưng tinh thần thỏai mái,không bận tâm lo nghĩ, như Nguyễn Công Trứ viết:

 " Ngày hai bữa vổ bụng rau bình bịch.

   Người quân tử ăn chẳng cần no" .

Sau khi vào Saigòn được vài năm ,cha tôi cùng gia đình chọn khu vực Chợ Lớn để sinh sống, đây cũng là nơi tôi trưởng thành và sinh sống đến bây giờ.
Vào Saigòn trong giai đọan đầu dưới sự giúp đỡ của những người đồng hương, cha tôi và những người cùng quê,di cư vào năm 1954 đã đòan kết tạo lập,và sinh sống bằng nghề thủ công của chính mình,nhưng đa phần nguyên vật liệu mua chịu hoặc làm gia công cho chủ người Hoa,nhưng tinh thần thương yêu,tương trợ Hoa Việt hình thành,tôi và con ông chủ người Hoa,sau này cùng vào Đại học.

Cha tôi với tính phóng khóang,vẫn như xưa, bài bạc,yêu đương phóng khóang đến nổi người vợ nhỏ của ông phải khóc lóc,giận dỗi,tôi còn nhớ có lần cha tôi đuổi ngừơi vợ nhỏ của ông ra khỏi nhà,tôi phải khóc lóc xin cho bà ở lại, nếu không tôi sẽ đi theo bà, vì bà cũng rất thương tôi,chăm sóc tôi như con ruột, tôi vẫn gọi bà bằng mẹ,

Thời thơ ấu của tôi ở vùng ngọai ô Saìgon,vùng Chợ Lớn, thi thỏang mới thấy được xe taxi đi ngang qua nhà, còn đa phần di chuyển bằng xe ngựa hoặc xe đạp.

Vào những ngày cuối tháng nội tôi đưa tôi về Gia Định, Bà Chiểu thăm Bác Hải, người con đỡ đầu của nội,Bác Hải là nhà doanh nghiệp kinh doanh gổ và đồ chơi của trẻ em bằng gổ, tôi cũng được vài món quà như bầy vịt gỗ....

Khi lên bảy tuổi tôi vào học trường tiểu học Phú Lâm, nhưng do giọng nói vẫn còn âm hưởng miền Bắc nên thường bị trêu chọc, thế là chúng tôi chỏang nhau, nhưng  trẻ con dễ làm lành


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét